
NHỮNG CHÚ Ý KHI MUỐN Ở LẠI HÀ LAN LÀM VIỆC VÀ ĐỊNH CƯ
Dù đi du học ở đâu việc được ở lại làm việc và định cư là một trong những mối quan tâm chủ yếu của mỗi học sinh. Ở mỗi quốc gia khác nhau, các chính sách về việc làm và định cư cũng khác nhau nhưng mục tiêu chung đều là thu hút nguồn lao động chất lượng cao cho đất nước. Bài viết dưới đây, Du học Edulinks sẽ tổng hợp các thông tin về điều kiện và những lưu ý về việc ở lại làm việc, định cư ở Hà Lan.
Sau khi tốt nghiệp chương trình Đại học và Thạc sỹ tại Hà Lan, sinh viên quốc tế ngoài khu vực Kinh tế châu Âu (EEA) được phép ở lại làm việc một năm với tư cách là di dân có tay nghề cao. Năm làm việc này được gọi là “Orientation Year” trong tiếng Anh hay “Zoekjaar hoogopgeleiden” trong tiếng Hà Lan.
Các bạn có thể đi làm cho các công ty tại đây hoặc start up – khởi nghiệp kinh doanh mà không cần phải xin giấy phép lao động. Sau thời gian đó 01 năm này, các bạn có thể xin định cư với tư cách di dân có tay nghề cao nếu đáp ứng những điều kiện quy định.
Những điều cần lưu ý để ở lại làm việc tại Hà Lan sau tốt nghiệp
Năm định hướng được tính từ thời điểm em được cấp bằng tốt nghiệp, bạn có thể nộp đơn xin giấy phép làm việc năm định hướng tại thời điểm gần kết thúc khóa học ở một trường được công nhận của Hà Lan.
1. Thời gian áp dụng:
Sinh viên đến từ các nước ngoài khu vực châu Âu có thời gian 1 năm trong vòng 3 năm kể từ khi tốt nghiệp để hưởng chính sách này. Việc mở rộng thời gian áp dụng lên đến 3 năm cho phép sinh viên có thể trở về nước hoặc đi du lịch trước khi bắt đầu công việc.
2. Có được đưa người nhà sang cùng trong năm này không?
Được phép, tuy nhiên, nếu muốn đưa vợ/chồng sang Hà Lan trong thời gian này bạn phải chứng minh đủ tài chính theo quy định của Sở Di trú và Nhập tịch Hà Lan (IND). Còn nếu chỉ mình bạn ở lại sau khi tốt nghiệp, thì bạn không cần phải chứng minh tài chính. Đồng thời, trong năm định hướng này bạn không được hưởng dịch vụ an ninh xã hội ở Hà lan.
3. Có thể xin giấy phép năm định hướng nhiều lần không?
Bạn có thể xin làm việc năm định hướng nhiều lần với điều kiện sau khi kết thúc năm định hướng đầu tiên bạn phải theo học một khóa học khác lấy bằng kế tiếp.
4. Những ai được phép ở lại dưới dạng năm định hướng là gì?
Giấy phép làm việc năm định hướng sẽ cấp cho những người sau đây:
- Có bằng đại học hoặc thạc sĩ được cấp bởi các trường đại học Hà Lan.
- Có bằng tiến sĩ của một trường đại học Hà Lan.
- Những người hoàn tất khóa sau đại học (tối thiểu 10 tháng) tại Hà Lan.
- Những người hoàn tất chương trình nghiên cứu tại Hà Lan.
- Những người hoàn tất khóa đào tạo chính sách hợp tác phát triển văn hóa đặc biệt hoặc khóa thạc sĩ Erasmus Mundus.
- Những người tốt nghiệp thạc sĩ hoặc có bằng tiến sĩ đáp ứng điều kiện IELTS tối thiểu 6.0 hoặc đã hoàn tất chương trình sau đại học ở một trong những trường nằm trong top 200 thế giới được xếp hạng bởi Times Higher Education World University Rankings, QS World University Rankings, Academic Ranking of World Universities.
Nộp đơn xin giấy phép năm định hướng ở đâu?
Nếu đang ở Hà Lan bạn có thể nộp đơn trực tiếp tại Sở Di trú và Nhập tịch Hà Lan (www.ind.nl). Nếu đang ở ngoài Hà Lan bắt buộc bạn phải xin visa nhập cảnh Hà Lan tại Sứ quán. Nếu bạn đang định cư ở nước ngoài mà đến Hà Lan không cần visa bạn cũng phải bắt buộc nộp đơn trực tiếp lên Sở Di trú và Nhập tịch Hà Lan.
Giấy phép làm việc năm định hướng tốn bao nhiêu tiền? Chi phí để xin giấy phép làm việc năm định hướng là €285, thanh toán qua iDEAL. Thủ tục tiến hành tại DigiD.
Có được phép ở lại Hà Lan sau khi kết thúc năm định hướng?
Khi giấy phép làm việc năm định hướng hết hạn, bạn phải tìm được việc làm, giấy phép này sẽ được chuyển sang hình thức khác như Chương trình Di dân Tay nghề cao. Khi chuyển sang hình thức này, người sử dụng lao động với tư cách là người tài trợ được Sở Di trú và Nhập tịch Hà Lan (IND) công nhận phải xin giấy phép lao động cho bạn.
Nếu bạn tốt nghiệp thạc sĩ từ một chương trình được CROHO công nhận hoặc có bằng tiến sĩ bạn có thể ở lại và làm việc tại Hà Lan. Mức lương trung bình ở Hà Lan là 27,336 mỗi năm. Theo quy định nếu dưới 30 tuổi bạn phải có công việc với mức lương trên €38,141 mỗi năm bạn có thể nộp đơn xin thị thực di dân có tay nghề cao (kennismigrant). Trường hợp vượt quá 30 tuổi bạn phải có lương €52,010 mỗi năm.
Tự hào với hơn 16 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn du học, và là đại diện tuyển sinh chính thức của các trường Đại học Hà Lan, cần tìm hiểu bất kỳ thông tin nào thêm quý phụ huynh và các bạn học sinh có thể liên hệ ngay với Edulinks TẠI ĐÂY hoặc gọi Hotline: 0913 452 361 (Ms Châu) – 0919 735 426 (Ms Chi) để được hỗ trợ tốt nhất.
Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:
CÔNG TY DU HỌC EDULINKS
HỒ CHÍ MINH
Văn phòng 1: 121Bis Nguyễn Văn Trỗi, Phường 12, Quận Phú Nhuận
Điện thoại: 1900 636 949 – Hotline: 0919 735 426
HÀ NỘI
Văn phòng 2: 06 Tây Hồ, Phường Quảng An, Quận Tây Hồ
Điện thoại: (04) 3718 3654 – 083 8686 123
Văn phòng 3: 185 phố Chùa Láng, Quận Đống Đa
Điện thoại: 0983 608 295 – 0983 329 681
ĐỒNG NAI
Văn phòng 4: 29 KP 2, P. Hố Nai, Tp. Biên Hòa, Đồng Nai
Điện thoại: 091 941 1221
Email: info@edulinks.vn – Facebook: Du học Edulinks