
ĐAN MẠCH: MỘT CHUYẾN THAM QUAN ĐẾN QUỐC GIA HẠNH PHÚC NHẤT THẾ GIỚI
Năm vừa qua, 2014, theo kết quả của Tổ chức Hợp tác và và phát triển kinh tế (OECD). Đan Mạch xếp hạng tư trong bảng xếp hạng 10 QUÔC GIA PHÁT TRIỂN HẠNH PHÚC NHẤT THẾ GIỚI, sau Úc – hạng 1; Na Uy- hạng 2; hạng 3 – Thụy Điển.
1.Đôi nét về đất nước Đan Mạch:
– Đan Mạch là một quốc gia thuộc vùng Scandanavia ở Bắc Âu và thành viên chính của Vương quốc Đan Mạch. Đan Mạch bao gồm một bán đảo lớn Jutland (Jylland) và quần đảo với trên 400 đảo lớn nhỏ khác nhau
– Đan Mạch là quốc gia quân chủ lập hiến với thể chế đại nghị
– Thủ đô của Đan Mạch là Copenhagen
– Năm 2010, sách kỷ lục Guinness đã phong cho “Dannebrog” – quốc kỳ Đan Mạch – là quốc kỳ lâu đời nhất thế giới” hiện vẫn còn được sử dụng từ năm 1625.
– Đan Mạch có một chính phủ cấp quốc gia và chính quyền địa phương ở 98 khu tự quản
– Thủ tướng hiện tại là ông Helle Thorning-Schmidt, nữ hoàng hiện tại là Margethe Đệ Nhị.
– Đan Mạch là thành viên của Liên minh Châu Âu (EU) năm 1973, mặc dù không thuộc khu vực đồng euro (£) nhưng đơn vị tiền của Đan Mạch là đồng krone Đan Mạch (ký hiệu quốc tế DKK, 1 euro = 7,45 krone)
– Đan Mạch là nước xuất khẩu lương thực lớn thứ năm thế giới.
– Ngôn ngữ chính thức là tiếng Đan Mạch, ngoài ra tiếng Đức, tiếng Greenland, tiếng của vùng đảo Faroe cũng được sử dụng. Phần lớn người Đan Mạch sử dụng tiếng Anh như ngôn ngữ thứ 2 của mình.
– Đan Mạch sử dụng múi giờ UTC+1, và chuyển qua UCT+2 vào mùa hè và mã vùng điện thoại quốc tế của Đan Mạch là +45
2.Các thủ đô của Đan Mạch:
Copenhagen – thủ đô của Đan Mạch – là một trong những thành phố nổi tiếng với chất lượng cuộc sống rất cao ở Châu Âu. Điều đó có thể thấy rõ ở bởi sự kết hợp kiến trúc hoàn hảo giữa những mái vòm cũ kỹ lãng mạng đan xen với đường nét góc cạnh hiện đại, hay bức tranh văn hóa giàu màu sắc, nhịp thở năng động cùng văn hóa đường phố với vô số kể các quán café và bar
Trường ĐH Copenhagen tại khu vực này xếp hạng thứ 51/400 trường theo bảng khảo sát xếp hạng các trường đại học toàn cầu QS. Ngoài ra, Copenhagen cũng là nơi của các trường nổi tiếng khác như: Đại học Kỹ thuật Đan Mạch (Technical University of Denmark) – ở vị trí 132/400, trường Kinh doanh Copenhagen (Cophenagen Business School), Đại học Công nghệ thông tin Copenhagen (IT University of Copenhagen).

Đại học Aarhus ở khu vực này xếp hạng thứ 89/400 theo Xếp hạng các trường đại học thế giới QS năm 2012 – 2013.
Aarhus– thành phố lớn thứ 2 sau thủ đô Copenhagen gần khu vực cảng trên bán đảo lớn Jutland – hấp dẫn mọi người với các giá trị văn hóa lịch sử quá khứ hiện đại đan xen lẫn nhau như hai tòa thánh đường lớn từ thế kỷ 13, cuộc sống nhộn nhịp về đêm, thành phần đông các tri thức trẻ. Aarhus tự hào là thành phố hạnh phúc nhất thế giới sau kết quả nghiên cứu cho thấy tuổi thọ trung bình cao ở khu vực này.
Odense – thành phố đông dân thứ 3 của Đan Mạch trên đảo Funen – là điểm đến không thể bỏ qua bởi nó là quê hương của nhà viết truyện cổ tích Hans Christian Anderson, là vùng đất của những người Viking hung bào, là nơi trưng bày hài cốt của thánh Canute – một vị thánh yêu nước của thành phố có bề dày lịch sử đáng nể này.
Về giáo dục, ở Odense có trường đại học Nam Đan Mạch (University of Southern Denmark) xếp hạng 318 theo QS năm 2012 – 2013.
Aalborg– thành phố công nghiệp ở phía bắc bán đáo Jutland – sở hữu nhiều công trình kiến trúc lịch sử và đặc biệt Jomfru Ane Gade – con phố ở giữa lòng thành phố với nhiều quán café và cuộc sống nhộn nhịp về đêm. Đây cũng là nơi các lễ hội lớn nhất ở Scandinavia được tổ chức vào cuối mỗi tháng 5.

Đại học Aalborg của thành phố xếp hạng 352/400 theo bảng xếp hạng QS.
3.Học Đại học ở Đan Mạch:
Vì Đan Mạch là thành viên của liên minh châu Âu, nên sinh viên thuộc khu vực các nhóm nước được hưởng chính sách giáo dục chung. Học phí hoàn toàn miễn phí tại các trường ở quốc gia này. Ngược lại, sinh viên không thuộc diện trên phải trả một mức phỉ nhập học khoảng 18,305 đô.(theo thống kê 2010)
Có nhiều nguồn online cũng cho phép bạn tìm kiếm những chứng chỉ phụ trong hệ thống giáo dục Đan Mạch, tùy vào xuất xứ từ của bạn, và số năm yêu cầu bổ sung cho những bậc học đó.Và dĩ nhiên bạn cần chứng minh khả năng ngôn ngữ lưu loát của mình khi tham gia các khóa học này, tùy vào mức độ khóa học và trường đại học bạn nộp đơn. Vì vậy, hãy chắn chắn trước khi viết đơn nộp xin nhập học.
4.Visa
+ Đối với sinh viên trong khu vực liên minh châu Âu (EU) ,khu vực kinh tế châu Âu (EEA):
Họ không cần thẻ visa, chỉ cần nhận chứng nhận đăng kí học. Để lấy được chứng chỉ, bạn phải chứng minh tư cách công dân, giấy chấp nhận nhập học trường bạn chọn, và báo cáo tài chính cá nhân đầy đủ.Sinh viên có thể làm thêm mà không ràng buộc về mức thời gian quy định, nhưng bạn cần phải xin giấy phép này kèm theo trong lúc làm chứng chỉ đăng kí học.
+ Đối với sinh viên không thuộc khu vực EU / EEA:
-Bạn phải xin giấy phép định cư cho việc du học ở Đan Mạch. Để lấy được giấy phép, bạn phải chứng minh 4 bước, một là thư chấp nhận khóa học của trường mình đăng ký,hai là báo cáo tài chính cá nhân rằng bạn có đủ khả năng cho việc học từ xa này, ba là bạn phải nộp học phí ít nhất một học kỳ của khóa học, bốn là bạn có thể nói tiếng Đan Mạch, tiếng Thụy Điển, tiếngNa Uy, tiếng Anh hoặc tiếng Đức. Bạn phải nộp những giầy tờ này và nhận chúng tại đại sứ quán Đan Mạch ở nước mình.
-Trường đại học của bạn cũng phải hoàn thành 1 phần mẫu đơn đăng kí, việc này phải làm trước khi bạn điền thông tin vào bản đăng kí
-Phí mà bạn phải trả cho việc nộp đơn tùy thuộc vào đất nước bạn sinh sống.
-Bạn sẽ được phép đi làm thêm trong quá trình học ở Đan Mạch theo thời gian quy định. Việc làm thêm chỉ được 15 tiếng 1 tuần, ngoại trừ vào tháng 6 đến tháng 8, bạn có thể làm cả ngày..
Nguồn: The Tree Academy Viet Nam
Trung tâm tư vấn du học Edulinks:
TP HCM:439 Hoàng Văn Thụ, Phường 4, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh
Điện thoại: (+ 848) 38 479 525 – 0913 452 360 (Ms Quỳnh Vi)
Hà Nội: 6 Đường Tây Hồ, Phường Quảng An, Quận Tây Hồ, Hà Nội
Điện thoại: (+ 844) 3718 3654 – – 0919 735 426(Ms Chi)
Email: info@edulinks.vn – Website: www.edulinks.vn
Facebook: Du học Edulinks