
BA (Business Analytist) là gì? Yêu cầu của người làm BA?
BA là gì? Thời gian gần đây, BA được biết đến nhiều hơn bởi tính chất công việc sáng tạo, là cầu nối hiệu quả giữa khách hàng và doanh nghiệp. BA rất quan trọng trong công ty bởi họ là những người trực tiếp đưa ra những giải pháp tối ưu nhằm duy trì và tăng trưởng doanh thu hiệu quả. Vậy BA là gì? Công việc chính của BA ra sao? Cần học gì để có thể làm BA?
Business Analyst là gì?
BA là viết tắt của cụm từ Business Analyst, hay còn được gọi là “Chuyên viên phân tích nghiệp vụ”. BA hiện đang là ngành khá hot và được nhiều người theo đuổi. Ngoài ra, cơ hội việc làm của ngành cũng rất lớn.
Trong một doanh nghiệp, BA sẽ là những người đóng vai trò cầu nối, kết nối khách hàng với những người làm kinh doanh, người phụ trách kỹ thuật của doanh nghiệp, và cũng là người đưa ra giải pháp cho những yêu cầu của khách hàng. Hiện nay nghiệp vụ chính của BA được chia thành ba loại:
Data Analyst – Chuyên gia phân tích dữ liệu
Systems Analyst – Chuyên viên phân tích hệ thống
Management Analyst – Chuyên gia tư vấn quản lý
Các kỹ năng cần thiết để trở thành một BA?
1. Kỹ năng giao tiếp – Communication Skills
Do đặc thù riêng công việc nên phần lớn thời gian của BA là gặp gỡ và trao đổi với người dùng, khách hàng, người quản lý và đội dự án. Một dự án có thành công hay không phụ thuộc phần lớn vào khả năng giao tiếp của BA. Chi tiết như yêu cầu dự án, thay đổi yêu cầu, kết quả thử nghiệm. Bởi vậy nên kỹ năng giao tiếp là yêu cầu đầu tiên cần có của BA, bên cạnh đó bạn cần phải thành thạo về ngoại ngữ, khả năng truyền tải thông điệp bằng văn bản tốt, thuyết phục người nghe.
2. Kỹ năng công nghệ – Technical Skills
Để có thể xác định ưu, nhược điểm còn tồn tại và đề ra các giải pháp kinh doanh, một BA nên biết và nắm chắc các ứng dụng công nghệ thông tin đang được sử dụng, những kết quả mới có thể đạt được thông qua các nền tảng công nghệ thông tin hiện có và những công nghệ đang được áp dụng mới nhất. Kiểm tra phần mềm và thiết kế hệ thống kinh doanh được xem là những kỹ năng phân tích kỹ thuật công nghệ quan trọng. Và BA là người cầu nối nên để thuyết phục người nghe và nhận được sự tôn trọng, tin tưởng giữa dân công nghệ và người sử dụng thì kỹ năng công nghệ là một yêu cầu tất yếu không thể thiếu nếu bạn muốn trở thành BA.
3. Kỹ năng phân tích – Analytical Skills
Hiểu rõ được BA là gì, với kỹ năng phân tích sẽ giúp BA có khả năng nhìn nhận vấn đề, phân tích dữ liệu để nắm bắt nhanh được tâm lý khách hàng và truyền đạt đúng vào các ứng dụng. Mặc khác, công việc của BA phải phân tích số liệu, tài liệu, các kết quả khảo sát với người sử dụng thử nghiệm để xác định quá trình xử lý, khắc phục vấn đề kinh doanh. Do vậy, kỹ năng phân tích vấn đề tốt được xem là thế mạnh tạo nên thành công của BA.
4. Kỹ năng xử lý vấn đề – Problem Solving Skills
Khả năng xử lý vấn đề không chỉ là kỹ năng phải có của riêng nghề BA mà còn là một kỹ năng cần thiết để tạo nên thành công trong mọi công việc. Và như đã nói ở trên, công việc của BA thường xuyên phải thay đổi đột xuất, chính vì thế phải có kỹ năng xử lý vấn đề tốt để nhanh chóng xử lý sự cố phát sinh nhằm hoàn thành tiến độ công việc của dự án.
5. Kỹ năng ra quyết định – Decision-Making Skills
Là người tư vấn quản lý và cố vấn cho các developer, các BA không những phải nắm bắt vấn đề tốt mà còn phải có khả năng quyết định để đưa ra hướng xử lý đúng đắn cho vấn đề. Kỹ năng ra quyết định rất quan trọng bởi nếu không dứt khoát và có chính kiến, nhận định đúng tình hình phát triển sẽ gây tổn thất cho công ty và doanh nghiệp vậy nên đây là kỹ năng quan trọng cần phải có ở mỗi BA.
6. Kỹ năng quản lý – Managerial Skills
Một kỹ năng khác cần có cho BA là gì, đó là khả năng quản lý dự án. Lập kế hoạch phạm vi dự án, chỉ đạo nhân viên, xử lý yêu cầu thay đổi, dự báo ngân sách và giữ tất cả mọi người của dự án trong vòng ràng buộc thời gian quy định là những kỹ năng quản lý mà một BA cần có.
7. Kỹ năng đàm phán và thuyết phục – Negotiation and Persuasion Skills
Như đã nói ở trên, BA là cầu nối giữa các nhà phát triển và người sử dụng, khách hàng và các công ty, các nhà quản lý và công nghệ thông tin. Không ai khác, họ là những người đứng giữa cân bằng mong muốn cá nhân và nhu cầu kinh doanh, sau đó sẽ làm việc với nhiều nhóm đối tượng liên quan nhằm tìm ra giải pháp cho doanh nghiệp.
Kỹ năng đàm phán và thuyết phục sẽ luôn được BA tận dụng mỗi ngày, đặc biệt là những khi phải cạnh tranh cho các dự án của khách hàng, để đạt được mục tiêu đề ra. Bên cạnh đó, kỹ năng đàm phán tốt sẽ giúp duy trì các mối quan hệ của BA trong một tổ chức và với các đối tác bên ngoài.
Những điều mọi người thường hiểu lầm về BA
Mặc dù dựa trên khái niệm, chúng ta có thể hiểu phần nào về BA. Tuy nhiên, chính vì vậy cũng sẽ gây ra một số sự hiểu lầm:
1. BA là “dân IT”
Sự thật là BA không phải là “dân IT”. BA là một công việc rất rộng và có mặt trong hầu hết các ngành nghề từ ngân hàng, tài chính, thương mại điện tử,…
2. Công việc của BA là lập trình
Trong thực tế, BA là người giúp định nghĩa những yêu cầu của khách hàng và tìm ra giải pháp cho các yêu cầu này.
Công việc cụ thể của một BA sẽ là làm việc trực tiếp với khách hàng để xác định yêu cầu và chuyển yêu cầu cho team nội bộ. Sau đó, giao tiếp với team nội bộ bao gồm Developer, QC, PM…. Cuối cùng là xử lý các yêu cầu, quản lý các document của dự án, chỉnh sửa khi cần thiết.
3. Nghề BA chỉ làm việc cho các công ty phần mềm
BA không chỉ là công việc liên quan đến phần mềm. Hầu như mọi ngành nghề hiện nay đều có sự hiện diện của BA. Đặc biệt trong những năm gần đây, khi thị trường ngày một phát triển, sức cạnh tranh lớn ở nhiều ngành nghề. Nhu cầu nhân lực BA tăng mạnh trong cách ngành chủ lực như ngân hàng, tài chính…
Lấy một ví dụ đơn giản về giải pháp của BA trong thực tế, nếu một doanh nghiệp gặp vấn đề về đội ngũ Sale. Sau khi xác định được yêu cầu từ khách hàng có rất nhiều lựa chọn mà một BA có thể đưa ra.
Giả sử sau khi phân tích vấn đề BA đầu tiên thấy rằng đội ngũ sale này cần một phần mềm để training lại các kỹ năng. Trong khi đó, BA thứ hai lại cho rằng đội ngũ Sale này chưa đủ năng lực nên cần được thay thế bằng một đội ngũ mới.
Qua bài viết trên có thể bạn đã có cái nhìn tổng quan hơn về ngành BA. Nếu muốn trở thành một nhân lực xuất sắc trong lĩnh vực này, bạn có thể tham khảo các khóa học hiện đang được cung cấp tại các nước với các học bổng hấp dẫn. Chương trình đào tạo hấp dẫn sẽ giúp bạn có được nền tảng vững chắc và những kỹ năng thiết yếu cho công việc tương lai.
Hiện tại, sinh viên có thể học chương trình BA tại trường UCD (University College Dublin), Ireland – Top 1% thế giới– thông qua chương trình chuyển tiếp tại Học viện Kaplan Singapore.
Với chương trình được xây dựng và giảng dạy theo khung chất lượng chuẩn, bằng cấp tại Kaplan được công nhận trên toàn thế giới.
Sinh viên có thể học BA tại trường UCD (University College Dublin), Ireland – Top 1% thế giới với các điều kiện cơ bản:
- Polytechnic Diploma
- Kaplan Diploma
- Hoặc tương đương
Trở thành sinh viên của trường hàng đầu thế giới với lộ trình chi tiết TẠI ĐÂY.
Với kinh nghiệm hơn 17 năm tư vấn du học Mỹ, Edulinks cung cấp thông tin mới nhất về các trường, hệ thống giáo dục chi tiết cùng các học bổng hấp dẫn. Edulink hỗ trợ tìm nhà cho du học sinh trước khi sang Mỹ. Liên hệ Edulinks để được tư vấn miễn phí TẠI ĐÂY hoặc gọi Hotline: 0913 452 361 (Ms Châu) – 0919 735 426 (Ms Chi) để được hỗ trợ tốt nhất.
Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:
CÔNG TY DU HỌC EDULINKS
HỒ CHÍ MINH
Văn phòng 1: 121Bis Nguyễn Văn Trỗi, Phường 11, Quận Phú Nhuận
Điện thoại: 1900 636 949 – Hotline: 0919 735 426
HÀ NỘI
Văn phòng 2: 06 Tây Hồ, Phường Quảng An, Quận Tây Hồ
Điện thoại: (024) 3718 3654 – 083 8686 123
Văn phòng 3: 185 phố Chùa Láng, Quận Đống Đa
Điện thoại: 0983 608 295 – 0983 329 681
ĐỒNG NAI
Văn phòng 4: 29 KP 2, P. Hố Nai, Tp. Biên Hòa, Đồng Nai
Điện thoại: 091 941 1221
Email: info@edulinks.vn – Facebook: Du học Edulinks